Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

"Nước khô" một phát minh đầy ý nghĩa với văn minh nhân loại

Ngày nay tình trạng khan hiếm nước ngọt để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày đang là một vấn đề hết sức nghiêm trọng.Trước khó khăn đó, một nghiên cứu giúp giải nguy cho tình huống này đó chính là nước khô (Andrew Cooper).

Andrew Cooper và các cộng sự tại đại học Liverpool, Anh đã khám phá ra một vật liệu kì lạ được tạo ra từ hỗn hợp nước và silicat đặt tên là “nước khô”, có các đặc điểm giống như bột mì và đường mà chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày. Đúng hơn là vật liệu này là những giọt nước nhỏ được bao quanh bởi một lớp cát cực mỏng.Đây được coi là phát minh sẽ tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành công nghệ hóa học và thương mại trong tương lai.

Mỗi hạt nước khô có chứa một giọt nước bao quanh bởi lớp vỏ silic dioxide (SiO2). Trên thực tế, nước lỏng chiếm đến 95% thành phần của nước khô. Một trong những đặc tính quan trọng nhất của loại nước khô mới được phát minh chính là khả năng hấp thu và “nhốt” khí CO2 và các khí gây hiệu ứng nhà kính khác một cách mạnh mẽ. Các thí nghiệm cho thấy, “nước khô” hấp thu lượng CO2 nhiều hơn gấp 3 lần so với máy lọc nước công suất lớn thường. Do vậy, các nhà khoa học tin rằng nước khô có thể được dùng như một công cụ hữu hiệu để ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

"Nước khô nhìn giống như bột, nhưng chỉ cần bóp nhẹ cũng có thể khiến nước trào ra"

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng cho biết, “nước khô” còn có khả năng lưu giữ khí metan (CH4). Với đặc tính này, nước khô có thể trở thành một nguồn năng lượng khí đốt đầy tiềm năng trong tương lai.

Tiến sĩ Ben Carter, thuộc Đại học Liverpool, một trong những người đã phát minh ra loại “nước khô” đặc biệt này cho biết: “Không có gì tuyệt vời hơn nữa. Chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng một tương lai rất nhiều ứng dụng của loại nước khô này”. Bên cạnh đó, ông và các đồng sự của mình đang phát triển một ứng dụng khác của “nước khô” với vai trò một chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng giữa hydro và axit maleic. Kết quả của phản ứng này sẽ tạo ra ra axit succinic, một nguyên liệu được sử dụng rộng rãi để làm thuốc, phối liệu thực phẩm, và các sản phẩm tiêu dùng khác.Thông thường hydro và axit maleic phải được trộn với nhau để tạo ra axit succinic. Nhưng nếu như sử dụng các hạt nước khô có chứa axit maleic, quá trình này sẽ được bỏ qua. Nhờ đó, việc sản xuất axit maleic sử dụng nước khô sẽ tiết kiệm và sạch hơn.

“Nếu như có thể bỏ qua công đoạn khuấy trộn để tạo phản ứng, chúng ta sẽ tiết kiệm được một nguồn năng lượng đáng kể”, tiến sỹ Carter nói.

Công nghệ này cũng có thể được sử dụng để chế tạo các loại “bột khô” trong đó trộn lẫn các loại chất lỏng vốn không thể hòa tan với nhau như dầu và nước. Các nhà khoa học tin rằng, loại “bột khô” này có thể giúp quá trình vận chuyển và bảo quản trở nên an toàn hơn, đặc biệt là đối với các loại chất lỏng có thể gây hại cho con người và môi trường.

Chia sẻ cho bạn bè

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.
Tắt Quảng Cáo [X]